Tin tức

Xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN tại Việt Nam

25/10/2022 | 09:46:10

Nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, việc xử lý nước thải dệt nhuộm ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng để xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN ổn định thì không hề đơn giản. Vì nhiều lý do như hành phần và tính chất đặc thù của nước thải dệt nhuộm.

Quy chuẩn QCVN về xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn tại Việt Nam

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, mọi cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm có hành động xả thải ra môi trường đều phải xử lý nước thải trước khi xả thải. Bên cạnh đó nước thải sau quá trình xử lý phải đảm bảo được quy chuẩn QCVN mà Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đề ra.

Để các bạn có thể hiểu hơn về xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN, hãy cùng KLG chúng tôi tìm hiểu về quy chuẩn QCVN trong xử lý nước thải dệt nhuộm trước nhé!

Giá trị của các thông số ô nhiễm tối đa cho phép có trong nước thải dệt nhuộm trước khi xả thải ra môi trường được tính theo công thức sau:

Cmax = C*Kq*Kf

Lưu ý: Quy chuẩn này sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân xả thải ra nguồn tiếp nhận bên ngoài như sông, suối, ao hồ,…

Đối với các doanh nghiệp xả thải trực tiếp vào hệ thống thu gom nước thải tập trung, thì các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ theo quy định của đơn vị vận hàng và xử lý nước thải dệt nhuộm tại đó.

Một số điều cần lưu ý về giá trị tối đa cho phép hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải chế biến thủy sản:

Đối với thông số nước thải ở cột A, nước thải sau xử lý có thể xả thải trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Đối với thông số nước thải ở cột B, nước thải sau xử lý chỉ có thể xả thải ra các nguồn tiếp nhận không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN tại Việt Nam

Xử lý nước thải dệt nhuộm

 

Như chúng tôi đã trình bày ở trên hiện tại trên thị trường có rất nhiều quy trình và công nghệ được áp dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm. Thế nhưng cho dù doanh nghiệp của bạn sử dụng quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm nào cũng phải đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn QCVN tại Việt Nam theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Và trên thực tế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN là tập hợp của rất nhiều công nghệ và phương pháp xử lý khác nhau, nhằm tối ưu hóa và đảm bảo được nước thải đầu ra đạt chuẩn xả thải của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm được sử dụng nhiều hiện nay.

Những phương pháp thường được sử dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm

Xử lý nước thải QCVN Viet Nam

Phương pháp vật lý, cơ học trong xử lý nước thải dệt nhuộm

Đối với phương pháp này thường sẽ sử dụng để loại bỏ các vật cản, và các chất rắn có kích thước lớn nằm trong nước thải dệt nhuộm, hoặc tách các chất thải không hòa tan như bùn hoặc bông bùn được sản sinh trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN.

Phương pháp hóa học trong xử lý nước thải dệt nhuộm đạt QCVN

Chúng ta có thể dễ dàng thấy phương pháp này được sử dụng với mục đích trung hòa và ổn định lưu lượng của nước thải, bằng cách thêm các hóa chất từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó vì nước thải dệt nhuộm có độ màu cao vì vậy chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để xử lý màu.

Các phương pháp này có thể kể đến như khử trùng, oxy hóa, hoặc keo tụ, tạo bông,…

Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải dệt nhuộm đạt QCVN

Phương pháp hóa lý là phương pháp kết hợp giữa 2 phương pháp trên, mục đích cho sự kết hợp này là tối ưu hóa 2 phương pháp trên nhằm cho ra hiệu quả và công suất cao nhất. Các phương pháp hóa lý được áp dụng nhiều hiện nay có thể kể đến như lọc, keo tụ – tạo bông, Oxi hóa/khử, lắng cặn – kết tủa,…

Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải dệt nhuộm đạt QCVN

Đối với phương pháp này được sử dụng với mục đích  loại bỏ COD và BOD có trong nước thải dệt nhuộm bằng cách sử dụng các vi sinh vật có trong nước thải hoặc được nuôi cấy từ bên ngoài vào để ăn và phân hủy các chất hữu có có trong nước thải. Bên cạnh đó quá trình này có thể kết hợp với quá trình xử lý hiếu khí và kị khí.

Trên đây là những phương pháp phổ biến được các chuyên gia về môi trường tin tưởng và sử dụng trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm.

KẾT LUẬN

Để có một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn bạn phải kết hợp rất nhiều phương pháp với nhau, tận dụng những ưu điểm có trong từng phương pháp để tối ưu hóa hệ thống xử lý nước thải. Từ đó mới đảm bảo được hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm hoạt động hiệu quả, đúng theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Chúng tôi Công Ty Môi Trường Kim Long là một trong những đơn vị xử lý nước thải dệt nhuộm hàng đầu trên thị trường hiện nay, với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi kam kết có thể xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn tự tổng hợp.

 

Bài viết Liên quan

  • Quy Trình Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm Tại Việt Nam

    12/10/2022

  • Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn ở Việt Nam

    23/09/2022

  • Giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hàng đầu

    22/09/2022

icon
 

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

    Lên đầu trang