Tin tức

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Hiệu Quả

16/07/2022 | 12:43:30

Ngành chăn nuôi tại Việt Nam chúng ta ngày càng phát triển, từ đó mang lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế nhờ vào phương pháp chăn nuôi hiện đại. Thế nhưng đi đôi với những lợi ích tích cực đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nước thải chăn nuôi heo. Vì vậy hôm nay KLG sẽ chia sẻ đến các bạn phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Đôi nét về nước thải chăn nuôi heo tại Việt Nam

Để hiểu rõ các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo, trước hết chúng ta phải hiểu nước thải chăn nuôi heo là gì? Thành phần có trong nước thải chăn nuôi heo? Và tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi heo theo quy định của pháp luật?

Theo Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, nước thải chăn nuôi là nước thải chủ yếu được sử dụng trong quá trình chăn nuôi. Tại Việt Nam chăn nuôi heo là ngành công nghiệp có số lượng nước thải nhiều nhất, theo các số liệu thống kê gần đây, mỗi năm có ít nhất 8 triệu tấn nước thải chăn nuôi heo được thải ra môi trường.

Nước thải chăn nuôi heo là gì

Nước thải chăn nuôi heo là nước thải đã được sử dụng trong quá trình chăn nuôi heo ( Lợn), bao gồm nước thải từ heo, nước dùng để rửa chuồng trại, nước tắm cho heo,… Và theo quy định QCVN 62-MT:2016 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, nước thải chăn nuôi heo sẽ bao gồm cả nước thải sinh hoạt từ cán bộ công nhân viên hoạt động tại cơ sở chăn nuôi.

Đôi nét về nước thải chăn nuô heo

Những thành phần, hợp chất có trong nước thải chăn nuôi heo

Nước thải chăn nuôi heo sẽ bao gồm 2 nhóm chất hữu cơ chính

Nhóm các chất hữu cơ bao gồm: Protein, Axit amin, Xenlulozơ; chất béo; nhóm Cacbonhydrat và các dẫn xuất của chúng có trong phân và nước thải của động vật nuôi. Người ta ước tính rằng chất hữu cơ chiếm 70 – 80% trong thành phần nước thải này.

Nhóm các chất vô cơ bao gồm: Muối vô cơ, amoni; phân urê; clorua; SO42-, tạp chất đất cát…. Chiếm khoảng 20-30% tổng thành phần.

Ngoài các thành phần chính đã nói ở trên, nước thải chăn nuôi heo sẽ có thêm các loại chất rắn khác, chất thải này có thể đến từ quá trình vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa dụng cụ chăn nuôi.

Quy định về xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Việt Nam

Nhìn thấy tác hại và ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi heo đến môi trường và đời sống xung quanh vì vậy Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Việt Nam đã ban hành bộ luật theo văn bản QCVN 62-MT/2016.

Quy định xử lý nước thải chăn nuôi QCVN62-MT:2016, được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, cá nhân hoặc các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.

STT Thông số kỹ thuật Đơn vị C
Cột A Cột B
1 Chỉ số pH (6 – 9) (5,5 – 9)
2 Chỉ số BOD5 mg/l 40 100
3 Chỉ số COD mg/l 100 300
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150
5 Tổng Nitơ (Theo N) mg/l 50 150
6 Tổng Coliform MPN hoặc CFU/100 ml 3000 5000

                              Bảng quy định về xử lý nước thải chăn nuôi heo

Để có thể hiểu hơn về quy định này bạn có thể tham khảo bài viết “XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO THEO QUY ĐỊNH QCVN62” tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Kim Long

Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Khoa học kỹ thuật ngày nay ngày càng phát triển, vì vậy việc xử lý nước thải, đặc biệt là ngành chăn nuôi cũng đã có nhiều bước tiến. Hiện nay có rất nhiều cách xử lý nước thải được áp dụng, thế nhưng mỗi phương pháp đều có các ưu và nhược điểm riêng biệt, Hôm nay Công Ty Môi Trường Kim Long chúng tôi sẽ tổng hợp 5 phương pháp xử lý nước thải được xử dụng nhiều nhất hiện nay.

Sử dụng hệ thống Biogas để xử lý nước thải chăn nuôi heo

Phương pháp đầu tiên không thể không nhắc đến đó chính là sử dụng Biogas trong xử lý nước thải chăn nuôi heo.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng biogas được sử dụng phổ biến hiện nay, trong các trang trại, hộ gia đình và các khu công nghiệp chăn nuôi heo.

Phương pháp này thực chất là quá trình phân hủy yếm khí, có thể xử lý lượng lớn nước thải và giảm được mùi hôi. Ưu điểm của hệ thống biogas là có thể ngăn chặn nước thải chăn nuôi heo được xả bừa bãi bên ngoài, bên cạnh đó có thể chuyển hóa khí gas thành khí đốt và hệ thống thắp sáng phục vụ cho đời sống của chúng ta.

Bên cạnh đó sử dụng hệ thống biogas còn có nhiều lợi ích khác, bạn có thể tham khảo bài viết “Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Sau Biogas Phổ Biến Nhấttại website Công Ty Cổ Phần Môi Trường Kim Long.

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hệ thống Biogas

Sử dụng thực vật để xử lý nước thải chăn nuôi heo

Việc sử dụng thực vật trong xử lý nước thải chăn nuôi heo là một phương pháp được các chuyên gia đánh giá là nó có thể tối ưu chi phí với mức chi phí đầu tư thấp và thân thiện với môi trường.

Hiện tại các loại thực vật được sử dụng nhiều trong xử lý nước thải chăn nuôi heo có thể kể đến như, dừa nước, thủy trúc, bèo tây,… Các loại thực vật này rất dễ tìm trên các sông, suối và ao hồ bên cạnh đó nó rất dễ thích nghi và sinh sống nếu có đủ điều kiện thuận lợi.

Phương pháp này sẽ giúp giảm mùi hôi của nước thải chăn nuôi heo, bên cạnh đó làm giảm nồng độ BOD và COD cũng như Phốt Pho và Nitơ có trong nước thải chăn nuôi

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật

Áp dụng phương pháp lọc sinh học để xử lý nước thải chăn nuôi heo

Phương pháp lọc sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi heo được nhiều người tin dùng và áp dụng vì nó có tính thực tế cao, bên cạnh đó khả năng vận hành và chi phí thấp. Đối với phương pháp lọc sinh học, Nước thải sẽ được tách ra khỏi hầm biogas và được dẫn sang bể thu gom bằng bể phân hủy kỵ khí và lưu giữ trong khoảng 4 giờ. Sau đó, nước thải được bơm sang bể lọc sinh học, trong quá trình lọc sinh học, nước thải sẽ được tuần hoàn khoảng 30% về bể lắng, phần còn lại tiếp tục chảy qua bể nuôi và giữ nước trong khoảng 10 ngày.

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí – thiếu khí kết hợp

Đối với phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí và thiếu khí kết hợp được sử dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi heo có thể giúp xử lý khí Nitơ và các chất hữu cơ cùng một lúc, giúp tiết kiệm thời gian xử lý nước thải chăn nuôi heo.

Quá trình Nitrat hóa sẽ diễn ra trong ngăn bể hiếu khí, và quá trình khử sẽ diễn ra trong ngăn thiếu khí. Để tăng hiệu quả, chúng ta có thể chia ngăn để tận dụng nguồn Cacbon từ nước thải chăn nuôi sau quá trình khử Nitơ. Do đó, hiệu quả trong xử lý nước thải chăn nuôi heo sẽ đạt được hiệu quả cao hơn

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học

Đối với phương pháp này các bạn có thể sử dụng các vật dụng có sẵn như trấu, mùn cưa và các chế phẩm lên men để tiêu hủy mùi hôi và đồng thời hợp nhất các chất phức tạp, nhờ vậy việc xử lý nước thải sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học

KẾT LUẬN

Mỗi phương pháp xử lý nước thải được Công Ty Môi Trường Kim Long chúng tôi chia sẻ đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp xử lý nước thải cho hệ thống của bạn nhé.

Cho dù bạn sử dụng phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn theo công văn QCVN62-MT:2016 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đề ra

Trên đây là những thông tin chia sẻ từ KLG chúng tôi, hi vọng thông tin tổng hợp trên sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Chúng tôi Công Ty Cổ Phần Môi Trường Kim Long, chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến môi trường từ xử lý nước thải, tư vấn cho đến thi công và vận hành hệ thống.

Nguồn tự tổng hợp

Bài viết Liên quan

  • Xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN tại Việt Nam

    25/10/2022

  • Quy Trình Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm Tại Việt Nam

    12/10/2022

  • Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn ở Việt Nam

    23/09/2022

icon
 

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

    Lên đầu trang