Tin tức

Quy Trình Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm Tại Việt Nam

12/10/2022 | 10:18:11

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm được hiểu là quy trình xử lý nước thải được tạo ra trong quá trình sản xuất và thi công từ công đoạn như hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm,… Xử lý nước thải dệt nhuộm là cần thiết và bắt buộc với mỗi doanh nghiệp, đã và đang hoạt động trong lĩnh vực.

Đôi nét về ngành xử lý nước thải dệt nhuộm tại Việt Nam

Ảnh minh họa nước thải dệt nhuộm tại Việt Nam

Nước thải dệt nhuộm có mức độ ô nhiễm nặng, nhiệt độ cao và có hàm lượng lớn chất hữu cơ cao, khó phân hủy,… Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường xung quanh.

Để các bạn có thể hiểu hơn về quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm một cách đầy đủ và đúng nhất, hãy cùng KLG chúng tôi tìm hiểu xâu hơn về vấn đề này nhé!

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy ngành may mặc hiện nay đang dần trở thành một nền kinh tế mũi nhọn, vì nhu cầu may mặc của người dân tăng cao. Nhờ vậy ngành dệt nhuộm cũng phát triển không kém, ngành dệt nhuộm đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam chúng ta, tạo được công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người dân, đó là những lợi ích không thể bàn cãi.

Thế nhưng bên cạnh những lợi ích to lớn ấy đã vô tình tạo ra những áp lực vô hình lên môi trường thiên nhiên đặc biệt là môi trường nước, vì thành phần và tính chất đặc thù của nước thải dệt nhuộm.

Nhìn thấy những tác động tiêu cực ấy Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành các quy định và quy chế trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm bên cạnh đó Việt Nam cũng đã ban hành các mức phạt khác nhau đối với các doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho ra chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn.

Thành phần và tính chất cơ bản của nước thải dệt nhuộm

Ảnh minh họa thành phần và tính chất của nước thải dệt nhuộm

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm được hiểu là quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm được tạo ra trong quá trình sản xuất và thi công tại nhà máy.

Nước thải dệt nhuộm được hiểu là nước thải được tạo ra trong quá trình sản xuất, nước thải từ các máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất cho đến các khâu sản xuất từ các công đoạn như hồ sợi, nấu tẩy, nhuộm, rũ hồ,…

Những thành phần chính của nước thải dệt nhuộm:

Nước thải dệt nhuộm bao gồm các thành phần chính như:

  • Dầu mỡ, Nito, bụi bẩn bám vào sợi vải, tất cả những tạp chất này đều được tách ra từ sợi vải.
  • Các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất như: H2SO4, CH3COOH, NaOCL, H2O2,… Bên cạnh các loại hóa chất trên, nước thải dệt nhuộm còn chứa các hợp chất thuốc nhuộm, chất tẩy trắng,…

Ngoài ra thành phần của nước thải sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu thô ban đầu cũng như các hợp chất thuốc nhuộm và nhiều hóa chất khác.

Những tính chất chính của nước thải dệt nhuộm:

  • Nước thải dệt nhuộm có độ kiềm và độ PH ở mức cao
  • Hàm lượng BOD và COD có trong nước thải dệt nhuộm cũng ở mức báo động, gây hại rất lớn đến các sinh vật sống dưới nước.
  • Nước thải dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tiếp nhận

Bên cạnh những tính chất trên nước thải dệt nhuộm còn chứa nhiều các kim loại nặng, muối do các loại thuốc nhuộm tạo ra. Vì vậy nước thải trong quá trình dịch nhuộm không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nước mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường không khí, đất, và đặc biệt nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống xung quanh và làm việc tại cơ sở sản xuất.

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm phổ biến tại Việt Nam

Để xử lý hiệu quả nước thải dệt nhuộm và đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT, thì quy trình xử lý lý nước thải chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng.

Để các bạn hiểu rõ hơn Công Ty Môi Trường Kim Long sẽ giới thiệu cho bạn một quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm được sử dụng nhiều hiện nay.

Lưu ý: Để có một quy trình xử lý nước thải phù hợp và tối ưu nhất sẽ phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố như nguyên liệu thô đầu vào, tình trạng nước thải hiện tại, diện tích xây dựng và chi phí đầu từ,… Vì vậy để biết được quy trình xử lý nước thải nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn hãy liên hệ với KLG để được TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ NHÉ!

Giải thích quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Ảnh minh họa sơ đồ quy trình xử lý nước thải dệt nhuộmNước thải sau khi được thải ra từ quá trình sản xuất sẽ được đưa vào bể thu gom tại đây nước thải sẽ được đưa qua lưới lọc nhằm hạn chế và loại bỏ các hợp chất rắn có kích thước lớn. giúp cho quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm không bị tắt nghẽn trong quá trình xử lý.

Sau khi thu gom và lọc bỏ những chất thải có kích thước lớn, nước thải sẽ được đưa đến bể điều hòa. Tại bể điều hòa không khí sẽ được đưa vào liên tục nhằm đảm bảo nồng độ nguồn nước và điều hòa lưu lượng của nước thải dịch nhuộm.

Vì nước thải dệt nhuộm có nhiệt độ cao do quá trình nhuộm, giặt tẩy. Vì thế để đảm bảo quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm diễn ra ổn định và không bị dán đoạn. Nước thải sẽ được đưa qua tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ của nước thải xuống dưới 40 độ C.

Nước thải sau khi giảm nhiệt độ sẽ được đưa vào bể Anoxic và sử dụng các vi sinh vật thiếu khí để ăn và phân hủy các hợp chất hữu cơ, Nitơ và Photpho.

Tiếp theo nước thải sẽ được đưa qua bể keo tụ, tại đây hóa chất sẽ được thêm vào nhằm điều chỉnh độ PH của nước thải dệt nhuộm. Bên cạnh đó tại bể này dung dịch keo tụ sẽ được thêm vào để có thể kết hợp các chất bẩn lại với nhau tạo thành bông cặn.

Nước thải sau khi qua bể keo tụ tiếp tục được đẩy tới bể lắng 1,  mục đích trực tiếp khi chuyển sang bể này là để tách bông bùn ra khỏi nước thải. Phần lớn bùn lắng sẽ được đưa đến bể chứa bùn và phần còn lại sẽ được hồi lưu và tiếp tục sử dụng tại bể hoạt tính hiếu khí.

Nước thải từ bể lắng sẽ được đưa qua bể Aerotank, tại bể này nước thải dịch nhuộm sẽ được trộn liên tục, với mục đích cung cấp đủ oxy cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động.

Nước thải sau khi qua bể Aerotank sẽ được đưa đến bể trung gian, nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm, bên cạnh đó nó cũng điều chỉnh được độ PH có trong nước thải. Ngoài ra nước thải dệt nhuộm có độ màu cao vì vậy sẽ cần thêm hóa chất để khử màu nước thải.

Nước thải sau quá trình khử màu sẽ được tiếp tục đưa đến bể lắng để tách các bông cặn còn lại trong bể. Và sau quá trình này nước thải sẽ được khử lại bằng Clo để đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn QCVN-13 : 2015/BTNMT.

Bài viết Liên quan

  • Xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN tại Việt Nam

    25/10/2022

  • Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn ở Việt Nam

    23/09/2022

  • Giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hàng đầu

    22/09/2022

icon
 

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

    Lên đầu trang