Tin tức

Xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt QCVN62-MT:2016/BTNMT

24/06/2022 | 14:02:03

Quy định xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn QCVN62-MT:2016/BTNMT là quy định bắt buộc và được áp dụng đối với tất cả quy mô chăn nuôi từ hộ gia đình cho đến các doanh nghiệp chăn nuôi heo. Hãy cùng KLG tìm hiểu ngay nhé!

Xử lý nước thải trong chăn nuôi heo là gì?

Xử lý nước thải chăn nuôi heo là quá trình xử lý nước thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo, từ khi heo còn nhỏ đến khi xuất chuồn. Bao gồm nước thải từ heo, nước dùng để tắm, rửa chuồng trại cho heo,… Nước thải chăn nuôi heo thường có mùi hôi nặng và làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Vì vậy phải xử lý nước thải trước khi xả thải trực tiếp ra bên ngoài.

Với thời đại tiên tiến và phát triển hiện nay việc xử lý nước thải chăn nuôi heo ngày càng trở nên dễ dàng hơn, với nhiều công nghệ, quy trình đã được áp dụng để tối ưu hóa chất lượng nguồn nước. Bằng cách áp dụng các công nghệ, hóa chất hoặc xây các bể chứa để tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải chăn nuôi heo.

Ảnh 1: Xử lý nước thải chăn nuôi heo theo quy định QCVN62

Quy định xử lý nước thải chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn QCVN62-MT:2016/BTNMT

Đối với quy định xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn QCVN62-MT:2016/BTNMT thật ra sẽ được áp dụng cho tất cả các loại nước thải chăn nuôi.

Theo quy định của QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VÀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI, nước thải chăn nuôi là nước thải được tạo ra từ quá trình chăn nuôi của các loài động vật, và bao gồm cả chăn nuôi hộ gia đình”. Và tất cả các loại nước thải này phải được đưa vào nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định của các đơn vị quản lý.

Đối với quy định xử lý nước thải chăn nuôi theo chuẩn QCVN62-MT:2016/BTNMT sẽ được áp dụng cho 2 quy mô khác nhau, cụ thể nếu cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải dưới 5m3/Ngày. Và Đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hơn 5m3 /Ngày sẽ có các quy định cụ thể khác nhau như:

Ảnh 2: Quy định xử lý nước thải chăn nuôi heo QCVN62-MT:2016/BTNMT

Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải 1 ngày nhỏ hơn 5m3

Đối với hộ chăn nuôi có tổng lượng nước thải 1 ngày nhỏ hơn 2m3 thì theo BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG “ Cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo có hệ thống gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh”. Và cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2m3 – 5m3, thì phải có hệ thống Biogas hoặc xử lý khí thải để phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia đề ra.

Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải 1 ngày lớn hơn 5m3

Ảnh 3: Ảnh minh họa nước thải chăn nuôi

Đối với trường hợp này, nước thải sau khi được thải ra và bắt đầu đến nguồn tiếp nhận sẽ được tính theo công thức sau:

Cmax = C*Kq*Kf

Trong đó các thông số lần lượt được thể hiện là:

  • Cmax được hiểu là thông số kỹ thuật tối đa cho phép của nước thải trước khi được xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
  • C được hiểu là giá trị thông số ô nhiễm của nước thải chăn nuôi theo mục 2.1.2 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
  • Kq được hiểu là hệ số lưu lượng nguồn thải
  • Kf hiểu nôm na là hệ số lưu lượng nguồn nước thải so với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi

Mục tiêu của công thức này là để có thể xác định được thông số tối đa cho phép mức độ ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi heo.

Các thông số quy định trong xử lý nước thải chăn nuôi heo

Bảng 1: Bảng giá trị C (Nguồn: BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG)

STT Thông số Đơn vị Giá Trị C
A B
1 Chỉ số pH (6 – 9) (5,5 – 9)
2 Chỉ số BOD5 mg/l 40 100
3 Chỉ số COD mg/l 100 300
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150
5 Tổng Nitơ (Theo N) mg/l 50 150
6 Tổng Coliform MPN hoặc CFU/100 ml 3000 5000

 

Lưu ý:

Đối với cột A nguồn nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Đối với cột B nguồn nước sẽ không được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Bên cạnh đó mục đích sử dụng của nước thải sẽ được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

Bảng 2: Lưu lượng dòng chảy ứng theo hệ số Kq (Nguồn: BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG)

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)
Đơn vị tính: Mét khối/giây (M3/s)
Hệ số Kq
Q ≤ 50 0.9
50 < Q ≤ 200 1
200 < Q ≤ 500 1,1
Q > 500 1,2

Ngoài lưu lượng dòng chảy ứng với hệ số Kq, hệ số này còn ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải.

Lưu ý: Trong trường hợp không có số liệu về Kq các doanh nghiệp có thể sử dụng Kq = 0,9 cho các sông suối, khe rạch,…

Trường hợp không có số liệu về nước thải hồ, ao hoặc đầm,… bạn có thể sử dụng Kq = 0,6 (TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG, 2021)

Đối với các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hơn 5m3/ Ngày phải đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. Nước thải đầu ra phải đảm bảo theo quy chuẩn của quy định QCVN62 – MT – 2016/BTNMT.

Ảnh 4: Ảnh minh họa kiểm tra chất lượng nguồn nước

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG VĂN QCVN62-MT:2016/BTNMT

Theo công văn của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường “Các cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm thanh tra, hướng dẫn, giám sát và thực hiện các quy chuẩn đã nêu ra ở trên. Trường hợp các tiêu chuẩn, phương pháp này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng quy chuẩn mới” (TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG, 2021)

KẾT LUẬN

Các doanh nghiệp, cơ quan và các hộ gia đình chăn nuôi heo phải áp dụng và tuân thủ theo quy định QCVN62-MT:2016/BTNMT của BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG đưa ra. Để đảm bảo được chất lượng nguồn nước cũng như tránh các tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sống của mọi người xung quanh.

Chúng tôi, Công Ty Môi Trường Kim Long là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến môi trường từ tư vấn thiết kế đến xây dựng và vận hành hệ thống

LIÊN HỆ NGAY

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI QCVN62-MT:2016/BTNMT

Bài viết Liên quan

  • Xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn QCVN tại Việt Nam

    25/10/2022

  • Quy Trình Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm Tại Việt Nam

    12/10/2022

  • Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn ở Việt Nam

    23/09/2022

icon
 

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

    Lên đầu trang